Lưu ý khi thiết kế hồ thủy sinh ở sân vườn theo phong thủy

 Hôm nay dịch vụ chăm sóc cây cảnh xin giới thiệu bài viết về phong thủy khi thiết kế hồ thủy sinh

Nước không những mang lại sức sống, điều hoà khí hậu, làm tươi mát không gian nhà ở, mà nước còn có thể tụ tài, sinh tài và kích thích tài trí.

"Hoàng Đế trạch kinh" viết: "Trạch dĩ tuyền thuỷ vi huyết mạch". Nghĩa là nước là huyết mạch của ngôi nhà. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là, cho dù hồ nước được thiết kế như thế nào cũng phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể, đồng thời phải lựa chọn phương vị, hình dáng của hồ và độ sâu của nước.
Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý:

A. Bài trí hồ nước trong sân vườn để sinh tài lộc

1. Có lợi cho sự an toàn
Nếu thiết kế hồ nước thành hình con kênh thì dễ hình thành cách cục "nước sâu không nhìn thấy đáy", rất nguy hiểm cho trẻ con khi chơi đùa dưới nước.

Hồ nước trong vườn có thể bài trí các loại đá phong thủy để tăng tài lộc cho gia chủ.
2. Có lợi cho sức khoẻ
Nếu hồ nước được thiết kê có góc nhọn, nếu góc nhọn này lại đối diện với cửa chính hoặc cửa sổ thì ánh sáng chiếu lên mặt nước sẽ phản chiếu vào trong nhà, phong thuỷ cho rằng sự phản quang này gọi là "phản quang sát", nó không tốt cho con người.
3. Tiện cho việc làm vê sinh
Nếu hồ nước thiết kế thành hình con kênh có mực nước rất sâu thì nước không được sạch, dễ tích tụ khí uế, từ đó khiến cho người ở dễ mắc bệnh về phổi. Trong sách cổ gọi cách thiết kế này là "nước sâu bệnh lao". Còn hồ nước hình tròn thì chất bẩn khó lắng đọng, rất tiện cho việc làm vệ sinh.
4. Có lợi cho sự "tàng phong tụ khỉ'
Tốt nhất nên thiết kê hồ nước hình tròn và hình trăng lưỡi trai, đồng thời để hướng hồ hơi nghiêng về phía nhà ở. Ngoài ra, cách thiết kế bể bơi và đài phun nước cũng tương tự
Bài trí hồ nước cần tránh dòng nước chảy xuyên qua vườn tất sẽ gây tai hoạ. Khi để nước trong vườn cố gắng để dòng nước chảy uốn lượn nhẹ nhàng, không nên để dòng nước chảy thẳng một mạch. Vì như vậy sẽ làm đất tơi xốp, khi mưa to đất màu sẽ cuốn theo nước trôi đi, làm cho cây cối trong vườn trở nên cằn cỗi. Do vậy, các nhà phong thuỷ cho rằng, nếu trong vườn có dòng nước chảy xuyên qua thì đó là tướng hung.

B.Phong thủy nơi ngưỡng cửa

Cửa chính là một trong những vị trí phong thủy nhạy cảm nhất trong nhà. Những lưu ý tuy rất nhỏ khi bạn bài trí cửa chính cũng sẽ giúp bạn có được căn nhà hoàn hảo về mặt phong thủy.

Để nước cạnh cửa để thúc đẩy tài khí
Cửa chính là lối vào của khí, cũng là lối vào của tài, nếu biết vận dụng thì có thể đạt được hiệu quả thôi tài và chiêu tài. Phương vị của cửa chính nắm bắt huyết mạch của tài vận, mà biện pháp thôi tài đơn giản nhất chính là để nước cạnh cửa, gọi là "sơn chủ nhân đinh, nước chủ tài", những nơi có nước thì thường có thể phát huy được tác dụng của tài khí. Khi để nước ở bất kỳ phương vị nào cũng phải kết hợp chặt chẽ với tình hình cụ thể.
Ngoài nước, tất cả cây trồng trong nước và hoa cắm đều có tác dụng thôi tài. Chỉ cần để ở nơi tài vị ngoài cửa chính là có thể phát huy hiệu quả.
Tránh để nước bừa bãi ở cửa
Nước là nguồn gốc của sinh mệnh, sơn chủ quý, thuỷ chủ tài, nơi có nước thường có thể vượng tài, nhưng không phải cứ để nước ở cửa là có thể vượng tài, vì chỉ có để nước ở tài vị mới có thể phát huy tác dụng vượng tài thực sự. Do vậy, khi muốn để nước thì trước tiên phải dựa vào ba trạng thái để xác định tài vị, sau đó mới biết được vị trí để nước.
Đề phòng ngưỡng cửa nứt vỡ
Ngưỡng cửa vốn chỉ là thanh gỗ đặt ngang bên dưới cửa, cửa nhà truyền thống thường có ngưỡng cửa, mọi người ra vào nhà đều phải bước qua ngưỡng cửa này, nó có tác dụng làm tinh thần thêm hưng phấn và phân chia không gian trong và ngoài nhà. Ngưỡng cửa thời xưa cao ngang bằng đầu gối, còn ngưỡng cửa ngày nay không cao như vậy, chỉ cao khoảng 5cm.
Ngoài làm bằng gỗ, cũng có nhà làm bằng phiến đá dài, nó được đặt cố định giữa thanh sắt và cửa chính.
Rõ ràng ngưỡng cửa là ranh giới ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài nhà ở. Đồng thời, ngưỡng cửa vừa có thể chắn gió chắn bụi, lại có thể chắn không cho các loài bò sát vào nhà, vì thế có giá trị thực dụng rất cao.
Đối với việc ngăn cản các nhân tố bất lợi bên ngoài và việc phòng tránh tài khí tiết ra ngoài thì ngưỡng cửa đều có tác dụng nhất định, còn đối với phong thuỷ nhà ở thì nó có tác dụng bảo vệ.
Phải đề phòng ngưỡng cửa bị nứt vỡ. Nếu ngưỡng cửa bị nứt vỡ thì cũng giống như xà nhà bị nứt, chủ về hung. Ngưỡng cửa hoàn chỉnh thì khí trong nhà thông thoáng, nếu bị nứt vỡ thì khí ngưng tụ trong nhà. Do vậy, nếu ngưỡng cửa có hiện tượng nứt vỡ thì phải sửa ngay. Ngoài ra, khi làm ngưỡng cửa cũng cần lưu ý, màu sắc của ngưỡng cửa phải kết hợp với màu sắc của cửa chính.

C.Trước nhà nên bố trí hồ nước

Một ngay nhà có địa thế chuẩn phong thủy là "trước thấp sau cao", "lưng tựa núi, tụ thủy trước nhà". Ngày nay, diện tích mỗi ngôi nhà thu hẹp lại, nhưng bạn cũng nên cố gắng tạo ra được biểu tượng thủy trước ngôi nhà nhằm tăng thêm yếu tố tích cực về phong thủy cho nhà ở.

Một con sông nhỏ nằm ngang phía trước, một sườn núi dựng đứng phía sau nhà được coi là một môi trường sống lý tưởng nhất. Vì phía sau dựa vào núi nên có thể "tàng phong tụ khí", địa hình vẫn là "trước thấp sau cao" mà lại vững chãi như núi; phía trước có minh đường rộng lớn, giúp cho tầm nhìn được mở rộng; con sông nhỏ bao quanh, khiến cho ngôi nhà trở nên mát mẻ. Thế nhà quanh co thì sẽ có tình, có tình thì sẽ hài hòa, hài hòa sẽ cát lợi. Phía trước nhà có hồ nước hoặc đài phun nước, thuật ngữ phong thủy gọi là "tụ thủy trước nhà", tụ thủy thì sẽ có tài, có tài sẽ có phúc, về mặt tâm lý, nước tượng trưng cho phúc khí. Thực ra, điều này xuất phát từ ý nghĩ của người xưa, trước nhà có nước sẽ giúp con người không phải đi gánh nước ở nơi xa. Đối với người xưa thì sự tiện lợi cho cuộc sống cũng chính là một cái phúc.
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khó có thể tìm được một ngôi nhà mà cần gió có gió, cần nước có nước. Thế nhưng, nhà ở hiện đại tuy không có được nguồn nước tự nhiên, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng biện pháp nhân tạo để bổ trợ cho thiếu sót này. Ví dụ, phía trước quảng trường phương Đông ở phía Bắc phố Trường An, Bắc Kinh có xây một đài phun nước rất lớn, tuy là một công trình kiến trúc đem lại cảm giác rõ nét về sự hiện đại, nhưng lại vẫn tuân theo những kiến thức phong thủy truyền thống. Cho dù là nhà ở hay là một nơi giao dịch thương mại, chúc phúc cầu tài cũng đều luôn hướng đến một nguồn lực tài chính lớn, điêu này ngụ ý về sự giúp sức mạnh mẽ của đài phun nước đang phun nước lên cao.
Trong phong thủy cho nhà ở, nước thường được coi là tài, vì vậy luôn yêu cầu phía trước cửa nhà phải có một hồ nước hoặc ao nước. Nhưng càn chú ý là, nước ở trước cửa cũng cần phải phân biệt xem là nước như thế nào. Trong phong thủy học, nước được chia thành nước chết, nước sống; nước có tình, nước vô tình.
Nước chết
Là chỉ nước vẩn đục, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, không có sức sống. Loại nước này tất nhiên là không có lợi cho môi trường sống, không có lợi cho sức khỏe của con người, càng không thể đem lại cho con người cảm nhận tốt đẹp.
Nước sống
Là chỉ nước trong xanh, trôi nhè nhẹ nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Loại nước này khi trôi nhè nhẹ sẽ đem lại sức sống và cảm giác tươi mới cho môi trường sống của con người. Để cho dòng nước sống trôi chảy xung quanh nơi ở, phong thủy học gọi là dẫn tài khí vào nhà. Nước sống chính là nước có tình, còn nước chết là nước vô tình. Ngoài ra, còn phải chú ý đến thế nước chảy, xem dòng nước chảy trước nhà là dòng nước êm đềm, hiền hòa hay ào ạt, dữ dội.
Nước có tình
Nếu nước chảy chậm rãi thì đó chính là phong thủy tốt. Nếu nhà ở đối diện với hồ nước, hồ bơi, sóng vỗ êm đềm thì sẽ khiến cho con người cảm thấy tâm trạng thoải mái, thanh thản, có lợi cho sự nghiệp phát triển ổn định và lâu dài.
Nước vô tình
Nếu thế nước gấp gáp sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, thậm chí khiến cho tâm thái cảm thấy bất ổn, từ đó dễ khiến cho sự nghiệp nhanh chóng đi đến thất bại. Dòng nước đối diện với ngôi nhà nếu là biển lớn, sóng vỗ dữ dội, sóng cao gió cả, sẽ không đem lại khí tốt lành, hài hòa. cảnh tượng ở biển ngoài việc khiến cho nguồn lực tài chính trở nên bất ổn, còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của con người.
Con người nơi đây luôn phải sống trong tiếng sóng biển ồn ào vỗ vào bờ, rồi những cơn gió mạnh thổi vào mặt hàng ngày khiến cho tâm tư của họ không còn được thanh thản, tinh thần trở nên căng thẳng. Ngoài ra, những ngôi nhà đối diện với biển còn phải chú ý không được quá gần biển. Nếu nhà quá gần biển thì phong thủy học cho rằng sẽ phạm vào "cát cước sát" (họa cắt đứt chân), khiến cho nhà ở không được dài lâu, khó tụ tài khí.
Trên thực tế, nhà ở quá gần biển dễ bị xâm nhập và tấn công bởi thủy triều, sóng biển và gió lớn trên biển. Một ngôi nhà như vậy sẽ thiếu đi cảm giác an toàn.
(Theo Phong thủy gia đình)


Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết :

Post a Comment

 
Cây Cảnh Đà Nẵng